MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KHÁM HIẾM MUỘN
1. Đối tượng bệnh nhân:
- Đối với người vợ dưới 35 tuổi, hai vợ chồng sống chung trên 1 năm, không dùng các biện pháp tránh thai, mà không có thai nên đi khám hiếm muộn.
- Đối với cặp vợ chồng tuổi người vợ trên 35 thì thời gian này là 6 tháng.
2. Quy trình chung:
2.1. Lập hồ sơ bệnh án:
- Bệnh nhân sẽ được các nhân viên y tế hỏi để khai bệnh án.
- Bệnh án hiếm muộn rất chú trọng đến chu kỳ kinh, ngày kinh cuối cùng, para, các viêm nhiễm, chấn thương bộ phận sinh dục…, nên bệnh nhân cần chú ý khai rõ các thông tin này.
2.2. Kiểm tra ban đầu:
Cả vợ và chồng cấn hoàn tất các xét nghiệm sau trước khi tiến hành điều trị:
- Xét nghiệm máu 2 vợ chồng: HIV, HbsAg, VDRL, HCV
- Khám phụ khoa người vợ: làm xét nghiệm Soi tươi, tế bào nhuộm Papanicolau
- Siêu âm kiểm tra buồng trứng, tử cung
2.3. Kiểm tra chuyên sâu:
- Người chồng sau khi có kết quả máu bình thường cần làm xét nghiệm Tinh dịch đồ.
- Người vợ làm xét nghiệm nội tiết vào ngày 2 vòng kinh
- Người vợ chụp X-quang Tử cung vòi trứng (HSG), sau khi sạch kinh 3 ngày. Sau chụp HSG, bệnh nhân được cho uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.
3. Điều trị:
Tùy theo kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp: hướng dẫn giao hợp tự nhiên, bơm tinh trùng vào buồng tử cung hoặc chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm. Để đảm bảo đạt được thành công trong điều trị, bệnh nhân cần phải tuân thủ lịch hẹn khám và làm đúng theo các hướng dẫn của bác sỹ.
BÁC SĨ PHỤ TRÁCH
-
BS. LÊ TRẦN ANH THƯ
Bác sĩ CKI Sản phụ khoa trên 20 năm kinh nghiệm
Giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
Nguyên trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe bà mẹ-KHHGĐ, Trung tâm Chăm sóc Sức Khỏe Sinh Sản TP. Đà Nẵng
Nguyên trưởng phòng khám sản bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng