THÔNG TIN Y KHOA | Sản khoa

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MANG THAI

Khám thai định kỳ như thế nào? Cần tiêm phòng gì khi mang thai ?

-   Khám thai mỗi 4 tuần trong 6 tháng đầu, mỗi 3 tuần trong 2 tháng 7.8, mỗi 1-2 tuần trong tháng cuối của thai kỳ và tùy theo chỉ định của bác sĩ đối với thai có nguy cơ

-   Tiêm phòng uốn ván tại trạm y tế hoặc trung tâm y học dự phòng, lần thứ nhất, lúc thai  6 tháng tuổi, lần thứ 2 sau đó 1 tháng. Con dưới 5 tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi.

Bạn có thể tiêm ngừa các loại vaccin gì để chuẩn bị mang thai?

-   Ngừa HPV, viêm gan B, Sởi- quai bị- Rubella, Thủy đậu.

-   Sau tiêm ngừa hoàn tất 2 tháng bạn có thể có thai. Chi phí tiêm ngừa bạn có thể đến y tế dự phòng thành phố tham khảo thêm

Cần xét nghiệm căn bản khi mang thai?

-   Công thức máu, MCV, MCH tầm soát bệnh  thiếu máu,thiếu sắt, thalassemia.

-   Nhóm máu Rh tầm soát bất đồng nhóm máu Rh mẹ - con.

-   Xét nghiệm nước tiểu , nhất là những tháng cuối thai kỳ phát hiện nhiễm trùng đường tiểu, đường, đạm trong nước tiểu.

-   Xét nghiệm viêm gan siêu vi B, C,RPR, HIV  trước tuần 28 và 3 tháng cuối thai kỳ (mẹ có thể lây nhiễm cho con lúc mang thai,sinh con và cho con bú ) để phát hiện và điều trị kịp thời, dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

-   Tầm soát đái tháo đường thai nghén.Thử mức dung nạp glucose từ tuần 28 thai kỳ.

-   Xét nghiệm Torch ( Toxoplasma, Rubella, Cytomegalovirus,Herpes) ,là bệnh nhiễm trùng thường gặp ở thai phụ gây ra dị tật bẩm sinh, bất thường về phát triển hệ thần kinh thai nhi,…

-   Xét nghiệm Double test lúc 12 tuần , Triple test lúc 18 tuần để  tầm soát hội chứng Down theo tư vấn của bác sĩ.

-   Xét nghiệm  A FP ( alpha fetoprotein) giúp tìm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh thai nhi , vào tuần 15-20 thai kỳ.

-   Chọc ối (CVS) để kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể thai nhi được thực hiện vào tuần 15- 18 của thai kỳ . theo chỉ định của bác sĩ

Theo dõi cử động thai như thế nào ?

-   Từ tuần thứ 22 trở đi,mẹ có thể cảm nhận cử động của thai nhi giống như nhịp gõ vào thành bụng hay cảm giác búng trong bụng mẹ. Nên đếm cử động thai tối thiểu 1 lần mỗi ngày.” Thai khỏe” nếu có hơn 4 cử động thai trong một giờ, nếu cử động ít hơn, cần đếm thêm một giờ nữa ( vì thai có thể ngủ, thời gian thai ngủ trung bình 20 phút đến 2 giờ). Hoặc nếu ít hơn 10 củ động thai trong vòng 12 giờ ( từ 8 g sáng đến 8 g tối), mẹ nên đi khám ngay để theo dõi tim thai và cử động thai.

Theo dõi đặc biệt trong các trường hợp nào?

-   Tuổi mẹ < 18 tuổi hoặc > 35 tuổi- Tăng cân < 6  kg hoặc tăng quá nhanh, mẹ béo phì.

-   Tiền sử sinh mổ, thai to > 3500 g, Đa ối, Trên 4 lần sinh.

-   Ra máu âm đạo hoặc rĩ ối khi chưa có chuyển dạ.

-   Phù chân tay, phù mặt, huyết áp cao > 140/90 mmhg.

-   Thai chưa thuận trong tháng cuối.

-   Đau bụng, co thắt trên 4- 6 lần/ 1 giờ.

-   Thai phụ có  bệnh lý kèm theo ( tim, phổi, bướu cổ,…)

Chăm sóc tiền sản là gì?

-   Phát hiện sớm những bất thường của thai kỳ

-   Bác sĩ điều trị có thể tìm ra nguyên nhân và tham vấn gia đình để có biện pháp xử lý thích hợp.

-   Tham vấn cho gia đình về các đứa con khác trong tương lai

Quy trình chẩn đoán tiền sản:

-   Quí I: SÂ đo NT + double test, sinh thiết gai nhau khi có chỉ định.

-   Quí II: triple test, chọc ối khi có chỉ định và siêu âm 4D

-   Xét nghiệm di truyền:

-   Chọc ối (>15 tuần), sinh thiết gai nhau (10-12 tuần), sinh thiết máu cuống rốn (>18 tuần) -> phân tích NST (karyotype).   

-   Tai biến sảy thai # 1/100 và 1-2/100 (cuống rốn)

-   Quí III: siêu âm doppler, SA 4D khi có CĐ

Dấu hiệu sắp sinh

-   Âm đạo ra dịch hồng

-   Tiểu tiện tăng lên, tử cung co thắt nhiều lần

-   Đau eo lưng và chân trương phù

-   Đau từng cơn đều đặn phần bụng

-   Vỡ nước ối sớm

Những dấu hiệu thai phụ nên đi khám sớm

-   Bị nôn nghiêm trọng

-   Thai ít máy

-   Đau bụng dữ dội

-   Những cơn co tử cung hoặc bạn có dấu hiệu vỡ nước ối

-   Ra máu

-   Đau đầu nghiêm trọng hoặc bị phù quá mức

Tăng cân thế nào là vừa khi mang thai?

-   Trung bình, khi khám thai, các thai phụ luôn được khuyên lên cân từ 8-12 kg cho một lần mang thai; 0,5-1kg trong 3 tháng đầu, 1-2kg/tháng trong 3 tháng giữa và không quá 1kg/ tuần trong giai đoạn sau.

-   Dưới đây là những khuyến nghị mới nhất về cân nặng của thai phụ:

-   Nếu cân nặng trước khi mang thai là chuẩn (BMI trong khoảng 18,5-24,9), thì thai phụ cần tăng 11-15kg. 3 tháng đầu thai kỳ cần tăng 0,5-2,5kg và khoảng 0,5kg mỗi tuần cho cả giai đoạn mang thai.

-   Nếu cân nặng dưới chuẩn trước khi mang thai (BMI dưới 18,5) thì cần tăng 12,5-18kg.

-   Nếu trước khi mang thai thừa cân (BMI từ 25-29,9), thì chỉ cần lên 7-11kg. Nếu béo phì (BMI từ 30 trở lên) thì chỉ nên tăng 5-9kg.

-   Nếu mang song thai, nên tăng 17-24,5kg nếu xuất phát với cân nặng chuẩn, 14-22kg đối với người thừa cân và 11,5-19kg nếu béo phì.

Điều gì xảy ra nếu tăng quá hoặc không tăng đủ cân như khuyến nghị?

-   Thai phụ tăng cân quá nhiều có nguy cơ sinh mổ cao hơn. Họ cũng có xu hướng giữ cân sau sinh và lên cân nhiều hơn trong những lần mang thai sau. kèm theo đó là nguy cơ tiểu đường thai kỳ hay tiền sản giật.

-   Ngoài ra, những em bé của những bà mẹ tăng cân nhiều trong suốt thời kỳ thai nghén cũng thường nặng cân hơn, dễ gây biến chứng sản khoa cho cả mẹ và con.

-   Trẻ mà có mẹ thừa cân từ trước khi mang thai cũng dễ béo phì hoặc thừa cân hơn.

-   Những phụ nữ thừa cân trước khi mang thai thường tiết sữa kém hơn và khó cho trẻ bú hơn.

Sản phụ cần làm gì khi mang thai?

-   Ngủ đủ và đúng giờ

-   Ăn uống đủ chất

-   Uống đủ nước

-   Tránh những đồ uống chứa chất gây nghiện

-   Luyện tập vừa sức

-   Nhờ sự trợ giúp

-   Thư giãn và đừng tạo thêm áp lực

Những thay đổi gì cần lưu ý, đến khám bác sĩ ngay?

-   Mờ mắt- đau đầu trầm trọng

-   Đau vùng thượng vị- đau bụng

-   Chảy máu âm đạo

-   Rò rĩ dịch nhầy- Đau khi tiểu tiện

-   Sưng phù tay, mặt và mắt cá chân

-   Buồn nôn và nôn mửa nhiều

-   Nhức đầu nhiều

-   Thai ít cử động( < 10 l/12 g

Các yếu tố nguy cơ:

1- Về thể chất :

-   < 15 tuổi : TSG, sinh con nhẹ cân, SDD

-   >35 t :cao HA, đái tháo đường thai nghén và các biến chứng khi chuyển dạ

-   P< 50kg :sinh con nhẹ cân

-   Mẹ béo phì dễ sinh con to, sinh khó, dễ bị đái tháo đường, TSG

-   Cao < 1,5 m dễ sinh non, sinh khó, con bị SDD

2- Bản thân mẹ bị bất thường NST

-   Con trước bị bất thường về gen

-   Bố , gia đình  có người bị bất thường NST, đột biến gen

3- Bố lớn tuổi > 55t, mẹ hút thuốc

4- Làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc hoá chất, tia xạ,..

5- Mẹ bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu, đặc biệt Rubella,..

6- Mẹ có tiền sử sảy thai , thai lưu  nhiều lần,..

7- Về khía cạnh xã hội

-   PN chưa kết hôn, kinh tế khó khăn có nhiều nguy cơ khí có thai do thiếu chăm sóc y tế, chế độ ăn không đầy đủ

8- Tiền sử thai nghén

-   Có sự cố những lần có thai trước( sinh non, con to, có khuyết tật, sảy thai, thai già tháng, không dung nạp giữa máu mẹ- con( mẹ có Rh âm), mổ lấy thai, con chết sau sinh, từng có con bị bệnh về gen)

-   Sinh con quá nhiều, sinh dày

9- Bệnh tim:

-   Suy tim từ trước khi có thai ,dễ tử vong khi mang thai do biến cố suy tim, mệt khác thường, nguy cơ tăng khi chuyển dạ , sau sinh phụ thuộc vào từng thể bệnh tim

-   Dễ sinh non, con cũng dễ bị tim bẩm sinh

-   Bệnh tim không nên có thai vì tăng nguy cơ tử vong mẹ như: tăng áp lực động mạch nguyên phát,hội chứng Eisenmenger

10- Cao huyết áp và thai nghén

-   Khi HA > 140/90 mmhg có thể phát sinh bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim và bệnh thận ở mẹ, dễ  biến chứng khi có thai, nhẹ hoặc nặng :thai nhẹ cân, sinh non, mẹ dễ bị TSG, SG đe dọa sinh mạng mẹ và con

Chế độ sinh hoạt và làm việc trong khi mang thai như thế nào?

-   Phụ nữ có thai nên làm việc theo khả năng, không được làm việc quá sức

-   Tránh làm việc ở trên cao và ngâm mình dưới nước.

-   Nên nghỉ giải lao trong thời gian làm việc. Tháng cuối thai kỳ cần nghỉ ngơi để mẹ có sức và con tăng cân.

-   Nên vận động nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà, không nên nghỉ ngơi thụ động

-   Đảm bảo ngủ mỗi ngày ít nhất 8 giờ, nên ngủ trưa 30 phút đến 1 giờ

-   Giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu phiền muộn. Hạn chế đi xa. 

-   Giữ môi trường sống trong lành, thoáng đãng, tránh khói thuốc lá, bụi

Các phương pháp đẻ không đau?

-   Phương pháp tâm lý: nhân viên y tế nhẹ nhàng, thân thiện, có chồng bên cạnh vợ lúc chuyển dạ tạo sư yên tâm cao nhất cho  sản phụ.

-   Thuốc gây mê toàn thân ( tĩnh mạch, nội khí quản)

-   Gây tê tủy sống : liều cố định,sản phụ mất cảm giác rặn

-   Gây tê ngoài màng cứng  sản phụ cảm nhận được cơn co để phói hợp rặn đẻ "đẻ không đau"

-   Kỹ thuật “đẻ không đau” thường giúp tiến triển đau bụng sanh nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đặc biệt là phương pháp này rất hữu ích cho các sản phụ có các bệnh hư cao huyết áp, tim mạch

-   Nồng độ thấp, các thuốc dùng hoàn toàn không ảnh hưởng bé sơ sinh.

-   Đẻ không đau giúp sản phụ không còn cảm giác đau trong lúc sanh. Phương pháp này giúp cuộc sanh tiến triển tốt hơn nhưng không đảm bảo 100% tự sanh thường được. Trong những trường hợp quá khó khăn, Bác sĩ có thể sẽ quyết định sanh giúp hay mổ sanh để đảm bảo an toàn cho bản thân mẹ và con

CHÚ Ý

ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT LÀ TẤT CẢ PHỤ NỮ CÓ THAI CẦN ĐI KHÁM THAI SỚM VÀ THƯỜNG XUYÊN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH ĐỂ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN GIỮ GÌN SỨC KHỎE CHO MẸ VÀ THAI- PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỚM = MẸ TRÒN CON VUÔNG

BS.  LÊ TRẦN ANH THƯ

 

BÁC SĨ PHỤ TRÁCH

  • BS. LÊ TRẦN ANH THƯ

    Bác sĩ CKI Sản phụ khoa trên 20 năm kinh nghiệm

    Giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

    Nguyên trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe bà mẹ-KHHGĐ, Trung tâm Chăm sóc Sức Khỏe Sinh Sản TP. Đà Nẵng

    Nguyên trưởng phòng khám sản bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng